Giới thiệu Hội đồng Nhân dân Quận Cái Răng
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Quận Cái Răng là một đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ. Có tọa độ địa lý: 9059’57” vĩ độ Bắc; 1050 46’56” độ kinh Đông. Diện tích tự nhiên là 6.710,34 ha, phía Bắc giáp với Thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, phía Đông giáp với huyện Châu Thành, phía Tây Nam giáp với huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, phía Tây giáp với huyện Phong Điền và quận Ninh Kiều thuộc Thành phố Cần Thơ;
Là một trong 5 quận của Thành phố Cần Thơ có cơ cấu hành chính gồm 07 phường và 63 Khu vực; toàn quận có 24.843 hộ dân với 91.927 khẩu, mật độ dân số 1.345 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm 2015 là 1,010/0.
Quận Cái Răng là đơn vị "cửa ngõ" của thành phố trẻ của Vùng châu thổ Đồng bằng Sông Cửu Long với dòng Sông Hậu hiều hòa trĩu nặng phù sa, vị trí và tầm vóc của quận Cái Răng đã được xác định là trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng, an ninh trọng điểm của thành phố Cần Thơ trong tương lai.
Nằm cách Trung tâm thành phố Cần Thơ hơn 4 km về phía Nam là Trung tâm hành chính của quận. Trên địa bàn có các Khu công nghiệp Hưng Phú I, II; Khu dân cư mới Nam sông Cần Thơ, Khu chế biến Dầu thực vật Cái Lân, Cảng biển Cái Cui nằm trên tuyến lộ Võ Nguyên Giáp có địa bàn giáp ranh là huyện Châu Thành - Hậu Giang được xem là vùng nguyên liệu và hàng hóa nông sản đáp ứng yêu cầu phát triển của các Khu công nghiệp trong tương lai.
Quận Cái Răng được xem là nút giao thông quan trọng của vùng Đồng bằng Châu thổ với Cầu Cần Thơ nối liền đôi bờ Sông Hậu bắc qua, mở ra triển vọng cho vùng kinh tế năng động và đầy tiềm năng, tuyến Quốc lộ 1A đi qua nối liền các vùng nguyên liệu, hàng hóa nông sản như Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và tuyến Lộ 61B đi các tỉnh Kiêng Giang, An Giang tạo nên hệ thống giao thông hàng hóa thuận lợi cho cả vùng. Với tiềm năng, thuận lợi và điều kiện sẳn có, Việt Nam đang trên đường hội nhập, tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang hồi phục, quá trình tái cơ cấu đang diễn ra mạnh mẽ, tạo ra tiềm năng mới, vận hội mới cho quận Cái Răng. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Cái Răng quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Đảng bộ đã đề ra.
Trong giai đoạn 2015-2020, Đ ảng bộ quận Cái Răng quyết tâm “Xây dựng và phát triển quận toàn diện trên các lĩnh vực. Gắn phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân; đảm bảo ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bả o vệ tài nguyên môi trường; phát huy đân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh”.
II. CHỨC NĂNG & QUYỀN HẠN CỦA ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
Điều 6. Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử trì ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm tụ, quyền hạn theo quy định của Luật nàu bà các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm uà báo cáo công tác rước Hội đồng nhân đân. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành uiên của ủy ban nhân dân cùng cấp.
4. Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân
1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
1a**. Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận
1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các ủy viên Ủy ban nhân dân quận; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm Tòa án nhân dân quận.
3. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và hằng năm của quận trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách quận; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn quận trong phạm vi được phân quyền.
5. Quyết định các biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp; quyết định việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở quận.
6. Quyết định thành lập, bãi bỏ cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận.
7. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân quận; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp và văn bản của Hội đồng nhân dân phường.
8. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân quận bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
9. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận; bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Hội đồng nhân dân phường.
10. Giải tán Hội đồng nhân dân phường trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân và trình Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương phê chuẩn.
11. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân quận và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân quận xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Điều 61. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường 1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân phường.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân phường; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và các ủy viên Ủy ban nhân dân phường.
3. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách phường; điều chỉnh dự toán ngân sách phường trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách phường. Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn phường theo quy định của pháp luật.
4. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường; giám sát hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
5. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân phường bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật này.
6. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân phường và chấp nhận việc đại biểu Hội đồng nhân dân phường xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
7. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường.